Việc tự xây PC của riêng bạn có vẻ như một dự án khó khăn, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Bạn có thể lo lắng rằng nó quá phức tạp, quá tốn kém hoặc quá mất thời gian, nhưng không hẳn là như vậy!
Trong bài viết này này, đội ngũ kỹ thuật T-Wolf sẽ giải thích cách lắp ráp PC từng bước, bắt đầu bằng việc hiểu nhu cầu của bạn, khám phá các bộ phận khác nhau của máy tính và hướng dẫn bạn thông qua quá trình lắp đặt.
Xác định nhu cầu sử dụng PC
Bạn có thể là một game thủ cuồng nhiệt đang tìm kiếm PC chơi game, một sinh viên đang nghiên cứu các dự án, hoặc một người sử dụng máy tính cho các tác vụ hàng ngày. Một khi bạn biết mình muốn loại PC nào, bạn sẽ hiểu mình cần loại phần cứng và hiệu năng nào, tránh lãng phí cho những thứ không cần thiết.
Tự xây PC cần bao nhiêu tiền?
Số tiền bạn chi cho các linh kiện máy tính sẽ tỉ lệ thuận với hiệu suất PC mà bạn mong muốn. Bộ xử lý nhanh hơn có giá thành cao hơn và các thế hệ RAM và ổ cứng mới có dung lượng lớn hơn thường đắt hơn các loại cũ.
Do RAM và ổ cứng chiếm một phần lớn chi phí của máy tính mới, việc tự xây dựng PC mang lại cho bạn sự linh hoạt để tiết kiệm chi phí cho các thành phần này nếu bạn muốn. Mặc dù giá của RAM và SSD tăng theo dung lượng, chúng có thể rẻ hơn so với việc mua các thành phần được cài đặt sẵn thường không đủ và cần nâng cấp nhanh chóng.
Cần chuẩn bị những gì để xây PC?
Đây là 5 phần cứng cơ bản cần có cho bất kỳ PC nào, bao gồm:
- Bo mạch chủ
- Bộ xử lý / Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bộ nhớ (RAM)
- Lưu trữ (SSD)
- Vỏ máy, quạt và nguồn điện
Các thành phần khác – chẳng hạn như vỏ máy, hệ điều hành, màn hình, chuột và bàn phím cũng cần bao gồm trong kế hoạch của bạn.
Tự lắp ráp PC có khó không?
Việc tự thiết kế cho mình một dàn máy PC từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu tìm hiểu, hoạt động này có thể đòi hỏi một chút thời gian tìm hiểu và lắp đặt. Hãy cùng T-Wolf Việt Nam khám phá những thông tin hữu ích giúp bạn có thể hoàn thiện việc sắp xếp dàn PC cho bản thân.
Lắp CPU
Ở bước này, hãy chuẩn bị một mainboard và 1 CPU theo nhu cầu sử dụng của bạn. Tùy thuộc vào loại CPU bạn mua (Intel hay AMD), bạn cần lưu ý đừng chạm vào mặt có các ngạnh nhỏ của chip, ngón tay của bạn có thể vô tình làm hỏng các ghim tiếp xúc.
Xác định vị trí socket CPU hình vuông. Nếu bạn sử dụng Mainboard mới, nó sẽ có miếng chắn nhựa bên trên. Mở cần giữ kim loại và nhấc nó lên để tháo nắp nhựa rồi tháo nó ra.
Nguồn: Tom’s Hardware
Để lắp CPU, bạn cần căn chỉnh cho chính xác. Trên hầu hết các CPU mới nhất, bạn sẽ có một hình tam giác nhỏ màu vàng ở một góc để giúp bạn căn chỉnh nó cho hợp lý. Sau đó nhẹ nhàng đặt nó vào ổ cắm CPU. Kiểm tra kỹ xem nó có ở đúng vị trí không bằng cách đẩy nhẹ CPU từ bên này sang bên kia. Sau khi đảm bảo CPU đã cố định, bạn đóng socket lại.
Lắp quạt
Nguồn: Tom’s Hardware
Bạn sẽ cần keo tản nhiệt-rất quan trọng cho bước này. Thoa một lượng vừa đủ keo tản nhiệt lên mặt lưng CPU, vì đây là nơi tiếp xúc của quạt và CPU nên cần đảm bảo nhiệt độ toả ra khi quạt hoạt động không làm ảnh hưởng đến CPU.
Nguồn: Tom’s Hardware
Đặt 4 chân của quạt khớp vào bốn chấu của socket, xoay bốn chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó vừa giữ phần sau Mainboard vừa ấn nhẹ vào bốn chân quạt cho đến khi nghe âm thanh “tách”.
Lắp RAM
Đối với RAM, sẽ có các dòng như DDR3, DDR4 hãy nhớ lựa chọn Mainboard có khe cắm phù hợp với loại RAM của bạn.
Nguồn: Digital Trends
Bạn hãy nhẹ nhàng bật mở 2 đầu lẫy của khe, sau đó cắm RAM vào khe rồi ấn xuống từ 2 đầu, lẫy sẽ tự động cố định RAM. Ở bước này, bạn cần cẩn thận dùng lực tay để không làm hư khe cắm, vì bạn sẽ có thể cần cắm RAM lại nhiều lần để máy có thể nhận.
Lưu ý quan trọng, sau khi cắm RAM, bạn hãy test trước với nguồn trước khi lắp cả bộ vào case để đảm bảo RAM không bị lỗi, bước này giúp bạn tránh được những rủi ro sớm và kịp thời sửa chữa, tránh mất thời gian. Bạn có thể thử tháo RAM ra và lắp lại để kiểm tra.
Lắp ổ cứng (storage)
Nguồn: Tom’s Hardware
Thời điểm thích hợp để lắp ổ cứng là ngay sau khi lắm RAM, đặt thanh SSD vào mainboard, đặt đầu có lỗ tròn vào đầu có chỗ bắt vít, trượt SSD vào khe M.2 theo. Bạn hãy đảm bảo rãnh khía thẳng hàng với khe cắm, tương tự như lắp đặt RAM. Nếu rãnh khía không thẳng hàng, ổ đĩa có thể không tương thích với khe cắm đó.
Lắp case
Nguồn: Tom’s Hardware
Sử dụng FE chắn kim loại được tặng kèm theo Mainboard để lắp vào case, đừng quên lựa chọn case phù hợp với Mainboard của bạn. Kế đến bạn đặt bộ Mainboard vào case và vặn ốc cố định Mainboard.
Lắp nguồn
Nguồn: Digital Trends
Ở bước này T-Wolf sẽ sử dụng sản phẩm Nguồn TW-P350 để lắp đặt. Kế tiếp, bạn cố định nguồn vào case và vặn kĩ bốn ốc.
Nguồn: Tom’s Hardware
Bạn sẽ cần phân biệt được các đầu dây bằng các tên ký hiệu, và lắp đúng vào vị trí
Lắp card đồ hoạ
Nguồn: Tom’s Hardware
Không phải tất cả PC đều cần card đồ họa chuyên dụng (GPU rời), nhưng nếu bạn đang xây dựng một PC chơi game thì đó là điều cần thiết. Lấy card đồ họa của bạn và đảm bảo các cổng được căn chỉnh về phía sau thùng máy và đầu nối PCI Express hướng xuống dưới, cẩn thận cắm nó vào bo mạch chủ. Bạn sẽ nghe thấy tiếng “tách” khi bo mạch chủ khóa nó vào đúng vị trí.Bạn không cần dùng lực quá mạnh để tránh làm cong mainboard hoặc ảnh hưởng đến khe cắm.
Đừng quên thu gọn các dây nối và cố định gọn gàng để tránh trường hợp dây vướng vào quạt hoặc các bộ phận khác trong quá trình máy tính hoạt động. Đến đây, bạn đã có thể lắp đặt các tấm vách cuối cùng của case và test thử máy.
Trang bị phụ kiện
Sau khi đã hoàn thành lắp đặt các thành phần chín, đừng quên trang bị bàn phím, chuột và màn hình cho dàn máy của bạn. Sau đây là các sản phẩm T-Wolf gợi ý dành cho bạn:
Bạn hãy nhớ theo dõi nhiệt độ hệ thống của bạn trong vài ngày để đảm bảo tất cả hoạt động bình thường. Điều quan trọng không thể bỏ qua là bạn hãy chọn một nhà cung cấp linh kiện máy tính đáng tin cậy và có chế độ bảo hành tốt. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm đến từ T-WOLF VIỆT NAM, bảo hành chính hãng trên 12 tháng.
Theo Digital Trends | Link